Tác Động Của Công Nghệ Đến Cải Thiện Hiệu Quả Nông Nghiệp

07/04/2020
Thị trường nông nghiệp thông minh toàn cầu dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong 05 năm tới và đạt giá trị 16 tỷ Euro.

Công nghệ đối với trồng trọt

Phương pháp Canh tác tính xác (Precision Farming) là một phương pháp quản lý nông nghiệp hiện đại, được ứng dụng trong nông nghiệp với mục đích tăng số lượng và chất lượng nông sản. Phương pháp này đang được áp dụng tăng cường trong việc thí nghiệm và thử nghiệm giống ô liu có tuổi đời hàng trăm năm ở miền nam Hy Lạp.

Nông nghiệp thông minh cho phép theo dõi, kích hoạt hoạt động và kiểm soát
chất lượng từ xa
(Ảnh: st)

Kỹ sư nông nghiệp và đồng thời là nhà nghiên cứu tại một trường Đại học Nông nghiệp cho biết về tác dụng của việc ứng dụng kính hiển vi trong không khí: “Chúng ta có thể xác định cây nào mạnh nhất và khỏe nhất so với các cây khác, sau đó chúng ta có thể nhắm mục tiêu điều trị cho tất cả chúng”.

Nông nghiệp thông minh cũng sử dụng phương pháp GPS, quản lý dữ liệu để kịp thời xử lý, chăm sóc cần thiết nhằm hướng tới canh tác ổn định. Máy bay không người lái với máy ảnh đa quang phổ cũng được đưa vào sử dụng trong nông nghiệp nhằm giúp người dân giám sát chính sát giai đoạn tăng trưởng của cây trồng”.

Hiện nay, từ thiết bị công nghệ cá nhân được kết nối cảm biến, người nông dân có thể theo dõi độ ẩm của đất và kịch hoạt việc tưới nước từ xa mà không cần phải trực tiếp đến cánh đồng. Điều này không những tiết kiệm thời gian, tiền bạc, nước ngọt mà còn tưới hiệu quả hơn.

Máy bay không người lái được ứng dụng trong nông nghiệp
(Ảnh: st)

Công nghệ đối với chăn nuôi

Tại Thụy Điển, Hy Lạp, một vài trang trại đang áp dụng mô hình Nông nghiệp thông minh vào chăn nuôi bằng cách phát triển cảm biến đeo tai để đo nhịp tim của động vật. Nhờ đo nhịp tim của động vật mà người nông dân có thể biết nhiệt độ của động vật, nhận biết một số triệu chứng bệnh để có cách giải quyết mau chóng.

Trong chăn nuôi lợn, Nông nghiệp thông minh cũng giúp người nuôi nắm được quá trình, thời gian sinh sản của lợn nái. Một người cho biết: “Khi tôi ở nhà, tôi không biết chuyện gì xảy ra trong chuồng. Với dữ liệu này, ở nhà tôi cũng có thể thấy nếu một con lợn nái bắt đầu đẻ. Vì vậy, nó giúp tôi đến sớm hơn”.

Ander Herlin, Giảng viên cao cấp tại Đại học Khoa học Nông nghiệp Thụy Điển, là điều phối viên của các hoạt động của dự án tại Thụy Điển. Ông tin rằng các công nghệ mới đánh dấu một bước tiến lớn: "Mỗi con vật đều rất quan trọng; nó có giá trị và có quyền được đảm bảo an toàn riêng. Vì vậy, chúng ta cần phải giám sát từng con vật và đây là ý tưởng về chăn nuôi tuyệt vời".

Dẫn thông tin theo nongnghiep.vn