Là Tập đoàn kinh doanh đa ngành nghề về nông nghiệp (nhập khẩu chế biến và xuất khẩu hạt điều; nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và chế biến thực phẩm…) nhưng về thị trường gạo, Tân Long mới chỉ bắt đầu tham gia từ năm 2010.
Không chỉ đặt mục tiêu phát triển thị trường trong nước, Tân Long còn coi xây dựng thương hiệu gạo Việt ra thế giới là sứ mệnh của mình. Với nhà máy chế biến gạo quy mô 33.000 m2 tại Đồng Tháp (công suất lưu trữ 100.000 tấn, công suất sản xuất 1.000 tấn/ngày), năm 2018, Tân Long Group đã cung cấp lúa gạo cho hàng chục quốc gia và vùng lãnh thổ, đặc biệt là sản phẩm gạo hạt tròn Japonica chất lượng cao, được thị trường Hàn Quốc rất ưa chuộng.
Ông Trương Sĩ Bá - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tập đoàn Tân Long phát biểu tại buổi ra mắt thương hiệu gạo A An
Theo ông Nguyễn Chánh Trung, để vượt qua các đối thủ đến từ Thái Lan, Úc, Trung Quốc trúng gói thầu xuất khẩu gạo Japonica sang Hàn Quốc, Tân Long đã vượt qua quy trình kiểm nghiệm tồn dư vô cùng khắt khe đối với hơn 300 loại hóa chất (Hàn Quốc áp dụng quy định kiểm tra chất lượng gạo xuất khẩu theo tiêu chuẩn Mỹ).
"Lô hàng đầu tiên chúng tôi phải test đến 10 lần, thậm chí phải gửi mẫu sang Mỹ test và thực sự khi nào mình thấy hài lòng mới dám đem đấu thầu", ông Trung chia sẻ.
Với những yêu cầu khắt khe về quy trình sản xuất nguyên liệu cũng như quy trình chế biến, ngay từ khi ký hợp đồng với nông dân, công ty Tân Long đã đưa ra những điều khoản và khuyến cáo về 12 loại thuốc bảo vệ thực vật có chứa chất cấm không được sử dụng để đảm bảo sản phẩm thực sự chất lượng.
Nhờ sự khắt khe ngay từ khâu sản xuất nên xuất khẩu gạo của Tân Long đã thu được những kết quả khả quan. Nếu như năm 2017, giá trị xuất khẩu gạo Tân Long sang Hàn Quốc chỉ đạt 70 triệu USD thì sang năm 2018, giá trị xuất khẩu sang thị trường này đã lên tới hơn 100 triệu USD (bao gồm gạo Japonica và gạo thơm), chiếm trên 70% lượng gạo Japonica nhập khẩu của Hàn Quốc. Với số lượng này, Tân Long là nhà sản xuất gạo Japonica lớn nhất tại Việt Nam và châu Á.
Thương hiệu gạo A An có mặt ở hơn 40 cửa hàng, 2.000 điểm bán và trung chuyển trên toàn quốc
Ngoài những thị trường truyền thống như Philipines, các quốc gia Nam Thái Bình Dương, Bờ Biển Ngà. Tân Long còn tập trung xuất khẩu sang các thị trường khó tính khác như: Hàn Quốc, Đài Loan, Thụy Điển, Anh, Nga, Ukraina…
Mục tiêu của Tân Long trong 5 năm tới là chiếm 10% thị phần nội địa tương đương gần 1 triệu tấn gạo. Dòng sản phẩm gạo A An làm từ giống lúa ST24 trồng trong ruộng tôm, có chất lượng tương đương gạo hữu cơ đang là sản phẩm chính để Tân Long phát triển ở thị trường nội địa và tiến đến xây dựng thương hiệu gạo A An trở thành thương hiệu gạo Quốc gia và vươn ra thị trường thế giới.
Có lẽ ai đã lớn lên cùng chúng bạn trên đồng ruộng, với những bước chân lon ton theo mẹ ra đồng cắt cỏ, lớn lên trên luống cày của cha mới càng trân trọng, nâng niu bát cơm mình ăn mỗi ngày.
Là một doanh nghiệp không chỉ thu mua mà còn sản xuất gạo, Tân Long thấu hiểu những nỗi vất vả của người nông dân làm ruộng, những thiệt thòi của quá trình làm ra hạt gạo nếu gặp phải dịch bệnh, thiên tai hay giá thành xuống thấp. Tân Long là đơn vị tiên phong trong tái cơ cấu ngành sản xuất lúa gạo, áp dụng mô hình hợp tác xã kiểu mới, hướng tới mục tiêu phổ biến mô hình kinh doanh gạo bền vững cùng người nông dân trồng lúa tại Việt Nam.
Tân Long mong muốn cùng người nông dân làm nên những cánh đồng hạnh phúc
Với mô hình này, Tân Long cam kết đồng hành cùng nông dân không chỉ là giá thu mua tốt hơn thị trường mà là cả sự gắn kết, chia sẻ khó khăn của doanh nghiệp. Đây là một điều rất đáng ghi nhận, bởi từ nhiều năm nay việc có một thực tế là nhiều doanh nghiệp chỉ liên kết hợp tác với nông dân vào mùa thuận (vụ lúa đông xuân), còn vào mùa vụ khó khăn (vụ lúa hè thu), khi cây lúa phải đối mặt với thời tiết bất lợi, dịch bệnh… thì doanh nghiệp lại lảng tránh và ít khi liên kết, đồng hành với người nông dân.
Ông Nguyễn Chánh Trung - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Long cho biết: "Việc phát triển mô hình hợp tác xã kiểu mới tập hợp được đông đảo nông dân trên mô hình cánh đồng lớn. Năng lực liên kết sản xuất tiêu thụ với doanh nghiệp là khâu then chốt nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt các tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường cao cấp, giúp nâng cao giá trị gia tăng, phát triển lợi ích cho cả nông dân và doanh nghiệp, từ đó phát triển bền vững ngành lúa gạo".
"Cánh đồng hạnh phúc" là hội thảo Tập đoàn Tân Long thường xuyên tổ chức với mong muốn lắng nghe tâm tư của bà con nông dân, cùng tìm giải pháp hợp tác và kết nối lâu dài, hỗ trợ người dân từ khâu đầu tiên của mùa vụ cho tới khi thu hoạch, chế biến, đáp ứng việc xuất khẩu sang các thị trường khó tính, đảm bảo lợi ích cho người nông dân và doanh nghiệp.
Đặc biệt, Tập đoàn Tân Long đang triển khai đầu tư xây dựng Nhà máy Gạo Hạnh Phúc tại huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) với hệ thống kho lưu sử dụng 80 SILO thép, tổng khối lượng 240.000 tấn; ứng dụng công nghệ trữ lạnh, bảo quản sản phẩm lúa sau thu hoạch 6 -12 tháng vẫn còn giữ được phẩm chất đặc thù, hạn chế đến mức tối đa sự biến chất về mặt sinh hóa khách quan ảnh hưởng đến hương vị cũng như chất lượng hạt gạo.
Ông Trung chia sẻ, với hệ thống nhà máy và kho lưu trữ lớn sắp đưa vào hoạt động, Tân Long tự tin trong những cam kết cùng người nông dân làm nên những "Cánh đồng hạnh phúc".
Có thể nói, Tân Long không chỉ là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh lúa gạo mà còn là doanh nghiệp góp phần nâng tầm giá trị và chất lượng hạt gạo Việt Nam trên thị trường thế giới. Cùng với đó, việc liên kết hỗ trợ người nông dân từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, Công ty cũng giúp làm giảm bớt đi gánh nặng, mang lại niềm hạnh phúc cho người nông dân. Đây là giá trị cốt lõi mà không phải doanh nghiệp cũng nào làm được.
Nguồn: Tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp thị